Mùa hè là mùa của các loại trái cây. Trong hầu hết các loại quả, hàm lượng nước chiếm trên 80%. Vì vậy, thường xuyên ăn trái cây cũng là một giải pháp hữu hiệu để giữ cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều loại dưỡng chất thực vật khác giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều người không có đủ thời gian để có thể thưởng thức các loại trái cây tươi, mà thay vào đó là những lựa chọn tiện dụng hơn như trái cây khô hoặc trái cây đã qua chế biến (tẩm đường ,làm mứt)
Vậy giữa những thực phẩm này có điểm gì khác nhau?
Để trả lời cho câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần phải biết các loại trái cây khô hoặc đã qua chế biến được sản xuất như thế nào:
Để có được sản phẩm trái cây sấy khô, người ta có thể dùng các phương pháp như sấy khô, sấy lạnh hoặc chiên trái cây tươi. Những sản phẩm này về cơ bản không cần bổ sung thêm bất kì loại đường nào.
Trong khi đó, với nhiều sản phẩm trái cây chế biến, để làm tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản, nhà sản xuất sẽ đun nóng trái cây với đường (có thể có thêm chất phụ gia) rồi mới sấy khô.
Sự thay đổi về giá trị dinh dưỡng
Khi trái cây được sấy khô hoặc qua chế biến, sẽ có những thay đổi chính về mặt thành phần như nhau:
- Vì đã qua công đoạn sấy nên trái cây khô, trái cây qua chế biến bị mất gần như toàn bộ lượng nước so với trái cây tươi.
- Một trong những dưỡng chất quan trọng nhất của trái cây là vitamin cũng bị hao hụt nhiều trong các công đoạn xử lý, đặc biệt là vitamin C.
- Lượng chất xơ được giữ lại hoàn toàn. Bên cạnh đó, đường và một số loại khoáng chất cũng gần như nguyên trạng so với ban đầu.
Cần lưu ý rằng, việc nước bị bay hơi ở các sản phẩm trái cây khô và trái cây qua chế biến sẽ khiến lượng đường trong quả được cô đặc lại, điều này làm hàm lượng đường của chúng tăng lên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ calo/khối lượng trái cây cũng tăng theo.
Điều này có thể không gây ra mối lo ngại cho người dân nói chung và thậm chí có thể hữu ích cho các vận động viên những người cần nạp nhanh nhiên liệu. Tuy nhiên, đó có thể là vấn đề cho những người cần theo dõi cẩn thận lượng đường, carb hoặc calo. Ví dụ, một cốc nho tươi có 23g đường và 104 calo, nhưng một cốc nho khô có 116 gram đường và lên đến 520 calo - gấp năm lần nho tươi.
Đặc biệt với trái cây qua chế biến, bên cạnh lượng đường sẵn có của trái cây còn có đường của nhà sản xuất bổ sung thêm vào.
Chất bảo quản
Để có thể bảo quản trong thời gian dài, một số sản phẩm trái cây khô hoặc trái cây qua chế biến sẽ được bổ sung thêm các bảo quản. Đương nhiên, việc ăn nhiều các sản phẩm có phụ gia sẽ không tốt cho cơ thể của con người.
Từ những đặc điểm kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo việc ăn trực tiếp trái cây tươi vẫn là cách tối ưu nhất để thu được những giá trị sức khỏe của loại thực phẩm này mang lại.
Trong trường hợp ăn trái cây khô, trái cây qua chế biến thì cần cân nhắc khẩu phần phù hợp.Theo hướng dẫn của các chuyên gia Mỹ, người bình thường được khuyến khích tiêu thụ từ 1,5 đến 2 cốc trái cây mỗi ngày hoặc ½ cốc hoa quả khô. Đối với những bệnh nhân tiểu đường cần cẩn thận với lượng tiêu thụ carbohydrate trong ngày, nên sẽ áp dụng quy tắc khác.
Ngoài ra, hạn chế các loại trái cây khô có chứa nhiều đường (việt quất) hoặc được phủ với lớp đường bên ngoài như dứa khô hoặc hoa quả ướp đường khác. Cuối cùng, nếu bạn nhạy cảm với sulfites hoặc bị hen suyễn, hãy chọn những loại hoa quả khô hữu cơ mà không chứa sulfur dioxide, và chất bảo quản.
Đây là bài thuốc kinh nghiệm dân gian hiệu nghiệm, dễ làm, đặc biệt phù hợp các bé nhỏ nữa. Nguyên liệu sử dụng quả lê Việt nam an toàn từ trại Bắc Hà lào cai.
Xem thêmNgày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình.
Xem thêmQuả vải được du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Từ một cây vải nhỏ ở Thanh Hà, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những vườn vải trĩu quả ở nhiều nơi như Lục Ngạn, Bắc Giang, Hải Dương.
Xem thêm0968847070