Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm

10/07/2021
Trong buổi livestream "Hiểu đúng cách - Tiêm an toàn, Giải đáp và tư vấn liên quan tới tiêm Vaccine phòng ngừa COVID-19" do VCC tổ chức được phát sóng trên mạng xã hội Lotus sáng 10/7, các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đưa ra những thông tin hữu ích về vaccine phòng COVID-19 cũng như đối tượng nào nên tiêm, có thể tiêm và nên trì hoãn tiêm.

Những loại vaccine phòng COVID-19 hiện đang được đưa vào chiến dịch tiêm chủng ở Việt Nam? 

Cho đến nay, ở hiện nay hiện đã và đang sử dụng 3 loại vaccine: 

- AstraZeneca 

- Pfizer của bioNTech 

- Sinofarm (Trung Quốc) 

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 2.

Cơ chế sinh miễn dịch của những loại vaccine này giống và khác nhau như thế nào? 

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Các loại vaccine có cơ chế sinh miễn dịch giống nhau là “dạy” cho cơ thể nhận diện ra 1 trong 4 loại protein của virus SARS-CoV-2 (là protein gai) để đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh kháng thể chống lại virus khi nhiễm bệnh. Các vaccine khác nhau về công nghệ sản xuất còn cơ chế sản sinh miễn dịch là giống nhau. 

Theo các nghiên cứu, mức độ bảo vệ của các vaccine gần như nhau, không có sự khác biệt quá lớn, không đáng kể. Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên đi tiêm, không nên chờ đợi các vaccine khác. 

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 4.

Nhóm đối tượng nào cần cẩn thận khi tiêm và không được tiêm vaccine COVID-19?

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh chia sẻ: Những người lớn tuổi cần cẩn thận khi tiêm vì họ thường mắc nhiều bệnh. Chỉ khi những bệnh của họ phải được điều trị ổn định, không đang trong giai đoạn cấp hay điều trị một bệnh lý nào khác... thì mới được cân nhắc xem xét đủ điều kiện tiêm được vaccine COVID hay chưa. 

Những người mất năng lực hành vi, không tự kiểm soát được mình chưa được tiêm COVID-19 bởi sau khi tiêm sẽ khó theo dõi. 

Một số người khác chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19 bao gồm những người dị ứng nặng (dị ứng với thời tiết, thuốc, đồ ăn thức uống...) vì như vậy sẽ xảy ra những bất lợi.

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 6.

Còn theo PGS. TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa cấp cứu bệnh viện ĐH Y: Những người đầu tiên không nên tiêm vaccine COVID-19 là những người phản vệ với vaccine. 

Những người đã phản vệ với mũi đầu tiên thì không nên tiêm mũi thứ 2 . 

Nếu dị ứng với thành phần nào đó của vaccine thì cũng không nên tiêm. 

Hoặc một số người đã từng phản vệ nặng với một số thuốc, đặc biệt là thuốc tiêm nào đó thì cũng rất có thể bị như vậy với vaccine COVID-19. Những người bị dị ứng khi ăn uống cũng có thể có nguy cơ nên cần hết sức thận trọng và không nên tiêm. 

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 7.

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 8.

Trước khi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần làm gì?

PGS.TS Hoàng Bùi Hải đưa ra lời khuyên: Trước khi tiêm vaccine COVID-19, mọi người cần trung thực trong khâu sàng lọc và nên khai báo thật cụ thể. 

PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh cũng nhấn mạnh: Những người đi tiêm cần sàng lọc mình trước, tức là tự xem mình có thuộc nhóm hoàn toàn yên tâm khi tiêm không, hay là thuộc nhóm thận trọng (tiêm ở các cơ sở y tế đầy đủ điều kiện để đảm bảo an toàn y tế cho bản thân và chương trình tiêm chủng nói chung). 

Việc sàng lọc trước tiêm là rất quan trọng để lọc ra những đối tượng cụ thể cho phù hợp, tránh xảy ra sơ suất. Nếu bệnh nhân có bệnh lý nền, cơ địa dị ứng mà giấu thì sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn sau khi tiêm của bản thân và ảnh hưởng đến cả chương trình tiêm chủng. 

Nếu là đối tượng được ưu tiên thì nên tiêm vaccine COVID-19: Điều người dân cần ghi nhớ trước khi tiêm - Ảnh 10.

Cách xử trí sau tiêm?

PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng tiêm chủng, ĐH Y Hà Nội, cho biết, sau khi tiêm, mọi người không cần phải cách ly, nếu không quá mệt thì có thể đi làm bình thường. Nhưng nếu có các biểu hiện như sốt, đau cơ... thì nên nghỉ ngơi, có thể uống thuốc hạ sốt và đặc biệt nên uống nhiều nước. 

BS Xuân cũng khuyên mọi người không nên nghiền dưa chuột dưa leo đắp vào vùng tiêm vì làm như vậy có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vùng tiêm.

Nguồn: afamily.



Bài viết LIÊN QUAN

Cơ hội cả năm có 1 lần - xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí tham quan Hà Nội.

Để phục vụ người dân, du khách đi lại và tham quan Thủ đô dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, chiều tối 28/4, Sở GTVT Hà Nội có thông báo huy động xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí.

Xem thêm

Một số cách giúp nhà bạn chống chọi thời tiết nồm ẩm mùa đông.

Trời nồm - một hiện tượng thời tiết ẩm ướt đặc trưng ở khu vực miền Bắc thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa cuối Đông, đầu Xuân.

Xem thêm

Viên dạ dày Bình vị nam của viện 354 có những thành phần chính nào?

Đã từ lâu Bình Vị Nam của Viện 354 rất nổi tiếng trong nước bởi công dụng chữa trị viêm loét dạ dầy rất công hiệu. Thuốc được sản xuất từ các loại thảo dược tự nhiên lành tính. Đồng thời, thuốc còn giúp trung hòa dịch vị và cải thiện triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Hãy tìm hiểu thành phần của Bình vị nam 354 nhé.

Xem thêm
Bài viết gần đây
Menu trái cây 09/03/2024.
Menu trái cây 09/03/2024.
Nhiều bạn vẫn còn cảm giác Tết đang quanh đâu đây, thực tế thì mai là ngày đầu tháng AL mới rồi đó ah. Shop xin gửi tới các quý khach menu hoa quả dâng hương:
Menu trái cây ngon 26.11 - đặc biệt có đu đủ hữu cơ A cón và dưa hấu baby ngọt.
Menu trái cây ngon 26.11 - đặc biệt có đu đủ hữu cơ A cón và dưa hấu baby ngọt.
Đây là danh mục của shop hôm nay, kính mời khách hàng lựa chọn và nhắn tin đặt hàng.
Những mẫu giỏ trái cây thơm thảo tri ân thầy cô ngày 20.11 !
Những mẫu giỏ trái cây thơm thảo tri ân thầy cô ngày 20.11 !
Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình.
Bạn đã biết tên gọi khác của vải thiều chưa ?
Bạn đã biết tên gọi khác của vải thiều chưa ?
Quả vải được du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Từ một cây vải nhỏ ở Thanh Hà, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những vườn vải trĩu quả ở nhiều nơi như Lục Ngạn, Bắc Giang, Hải Dương.

0968847070